Văn hóa đổi mới sáng tạo giúp các nhân viên luôn năng động, có nhiều sáng kiến hơn trong công việc, gắn kết nhân viên với công ty và nhờ đó phát huy năng lực của nhân viên.
Là những công ty tiên phong về văn hóa đổi mới sáng tạo, Facebook hay Google trở thành những công ty hàng đầu thế giới với những sản phẩm/dịch vụ đột phá và môi trường làm việc tốt nhất. Văn hóa đổi mới sáng tạo vì vậy đã và đang trở thành một trong những chiến lược điều hành công ty của nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp.
Không chỉ tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, văn hóa đổi mới sáng tạo giúp các nhân viên luôn năng động, có nhiều sáng kiến hơn trong công việc, gắn kết nhân viên với công ty và nhờ đó phát huy năng lực của nhân viên.
Vậy xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp bắt đầu từ đâu? Lãnh đạo cấp cao của Kotter International (tập đoàn tư vấn nổi tiếng thế giới về các chiến lược thay đổi công ty), PJ Chan chia sẻ 5 gợi ý giúp các công ty xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo.
1. Kêu gọi tất cả nhân viên đóng góp ý tưởng
Bắt đầu từ lời kêu gọi, hãy kêu gọi mọi người đóng góp ý tưởng. Hai cái đầu bao giờ cũng tốt hơn một cái đầu. Bất kỳ ai trong nhóm trong công ty cũng có thể tự do trình bày những ý tưởng của mình, chịu trách nhiệm 100% và thực hiện chúng. Nếu lúc nào cũng phải “hỏi xin phép” trước khi làm một điều gì đó thì sẽ chỉ làm mọi người ngán ngẩm.
2. Đảm bảo tinh thần và trách nhiệm làm việc nhóm
Sự đổi mới sáng tạo không phải là việc của một cá nhân. Nó đòi hỏi sự hỗ trợ và tinh thần làm việc nhóm của nhiều người với những kỹ năng chuyên môn. Đừng bao giờ đặt trách nhiệm “xây dựng ý tưởng” cho một bộ phận hay cá nhân nào đó vì nó sẽ khiến những người còn lại sẽ ngầm hiểu rằng, đây không phải là việc của tôi hay phòng ban của tôi. Ý tưởng có thể xuất phát từ một cá nhân nhưng chính sự sáng tạo, tin tưởng và hỗ trợ của toàn bộ các phòng ban mới có thể biến ý tưởng đó thành một sự đổi mới đột phá.
3. Nhanh chóng thử nghiệm những ý tưởng
Khuyến khích mọi người nhanh chóng thực hiện thử ý tưởng của mình. Có như vậy, chúng ta mới nhanh biết được ý tưởng đó có thành công hay không. Việc chờ đợi một ý tưởng thật hoàn hảo trước khi đưa vào thực hiện sẽ chỉ làm mất hứng thú của mọi người trước khi dự án có cơ hội được thực hiện.
4. Trân trọng thành công và cả thất bại
Trân trọng những bài học có được từ thất bại và áp dụng chúng cho những dự án tiếp theo. Mục đích không phải khuyến khích sự thất bại mà là nuôi dưỡng sự đổi mới liên tục để nhanh chóng thành công.
5. Có sự nhất quán về tinh thần và nỗ lực của mọi cấp bậc
Đảm bảo tinh thần đổi mới như nhau ở mọi cấp bậc, từ cấp cao nhất đến từng nhân viên. Người lãnh đạo phải tích cực tham gia, không phải chỉ ngồi ở trên ra lệnh.
– HR Insider/VietnamWorks –
Mindfulness Leader 4.0
Lãnh đạo tỉnh thức 4.0
Khai phát năng lực HR 4.0